Tìm kiếm MH370: Cơ quan chịu trách nhiệm chính bị chỉ trích không đủ năng lực
Tuy nhiên, với một số người, nếu không có Facebook thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc sống của họ. “Mình không bị phụ thuộc vào nền tảng mạng xã hội này nên có cũng được, không thì cũng chẳng sao. Có giai đoạn mình còn không động đến Facebook vì cảm thấy việc sử dụng ứng dụng này sẽ làm thời gian trôi qua vô bổ. Mình cũng không có nhu cầu chia sẻ nhiều về đời sống cá nhân lên mạng xã hội. Mọi liên lạc với bạn bè hay người thân mình sẽ nhắn qua Zalo, gấp thì gọi điện”, Phan Thị Thu Hậu (23 tuổi), ngụ tại đường Lê Văn Việt, P.Tăng Nhơn Phú A, TP.Thủ Đức (TP.HCM), chia sẻ.Tháp Tài chính 108 tầng kỳ vọng sáng tạo biểu tượng mới của Đông Nam Á
Hôm nay (27.1) là tròn 7 năm trận chung kết U.23 châu Á 2018. Trên đất Thường Châu lạnh giá, với màn tuyết trắng xóa phủ kín mặt sân, U.23 Việt Nam đã làm nên chiến tích phi thường khi chiến đấu sòng phẳng với U.23 Uzbekistan ở trận chung kết. Thầy trò HLV Park Hang-seo hòa đối thủ với tỷ số 1-1 cho đến tận phút cuối cùng của hiệp phụ thứ hai, trước khi thua bởi pha lập công quyết định của Sirodov bên phía đối thủ.Dù thua ở giây cuối cùng và lỡ hẹn với đỉnh vinh quang, nhưng U.23 Việt Nam đã có giải đấu xứng đáng đi vào lịch sử. Quang Hải cùng đồng đội vượt qua bảng đấu có sự hiện diện của các đội mạnh như U.23 Hàn Quốc, U.23 Úc và U.23 Syria. Ở tứ kết, U.23 Việt Nam tiếp tục đánh bại U.23 Iraq trên chấm luân lưu với tỷ số 5-4 (hòa 3-3 sau 120 phút). Còn tại bán kết, học trò HLV Park Hang-seo đã chơi một trong những trận hay nhất mà bóng đá Việt Nam từng chứng kiến khi hạ U.23 Qatar với tỷ số 4-3 cũng trên chấm luân lưu (hòa 2-2 sau 120 phút).Hành trình kỳ diệu của U.23 Việt Nam chỉ khép lại ở những giây cuối trong trận chung kết, trong cơn mưa tuyết lạnh giá ở Thường Châu. Khoảnh khắc Quang Hải sút phạt với quỹ đạo cầu vồng đưa bóng nằm gọn trong lưới U.23 Uzbekistan, thước phim Duy Mạnh cắm cờ trên đụm tuyết, hay hình ảnh toàn đội căng mình chống chọi đối thủ mạnh hơn nhiều đã thắp lại ngọn lửa niềm tin cho bóng đá Việt Nam, trở thành biểu tượng cho tinh thần thi đấu của một thế hệ kiên cường, không bao giờ từ bỏ."Mai này ai nhắc lại Thường Châu..." là dòng tựa đề mà trang chủ FIFA dành tặng cho U.23 Việt Nam. Sau 7 năm, giải đấu này vẫn nằm trong tâm trí người hâm mộ với ký ức không thể phai mờ. Đây cũng là giải đấu hiếm hoi đã đưa người hâm mộ ra đường ăn mừng, "đi bão" với màu cờ đỏ sao vàng rực sáng từng con phố. Sau giải U.23 châu Á 2018, bóng đá Việt Nam cũng thiết lập hàng loạt cột mốc đáng nhớ: đứng hạng tư ASIAD 2018, vô địch AFF Cup 2018, lọt vào tứ kết Asian Cup 2019 và vòng loại thứ ba World Cup 2022. Kỷ nguyên thành công rực rỡ của HLV Park Hang-seo mãi là vết son chói lọi trong lịch sử bóng đá Việt Nam.Sau 7 năm, người hâm mộ Việt Nam lại đổ ra đường ăn mừng chức vô địch AFF Cup 2024. Ở đó, những người hùng Thường Châu năm nào như Quang Hải, Duy Mạnh, Xuân Mạnh, Tiến Dũng... đều đã để lại dấu ấn đậm nét, giúp đội tuyển Việt Nam trở lại đỉnh cao Đông Nam Á.
4 mẹo để có vòng 3 săn chắc giúp 'hội chị em' tự tin diện bikini
Những ngày giữa đầu tháng chạp, đi từ đầu đường Địa Linh (P.Hương Vinh, Q.Phú Xuân, TP.Huế) đã nghe tiếng gõ lọc cọc từ những chiếc khuôn đúc tượng, mùi cay nồng từ khói lò nung. Những lò nung này đang hối hả vào "vụ" đúc tượng Táo quân để kịp phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.Ông Võ Văn Đức (65 tuổi), anh cả trong gia đình có 4 anh em làm tượng Táo quân, đang tất bật giao việc cho từng thành viên trong những ngày này. Đàn ông có sức khỏe sẽ đảm nhiệm việc nhào nặn Đất sét, phụ nữ khéo tay thì vẽ tượng, còn trẻ con "đảm nhận" khâu đóng gói. Đây là một trong số ít gia đình còn duy trì nghề truyền thống của tổ tiên để lại ở làng Địa Linh.Anh Võ Văn Hải (42 tuổi, con trai cả của ông Đức) kể, từ tháng 3 - 4 âm lịch, cả gia đình anh đã phải chuẩn bị đất nguyên liệu để làm tượng. Đất dùng để nặn tượng phải là đất sét vàng, được lấy từ đồng ruộng. Đất sét đào xong, đem về dự trữ đến tháng 6 âm lịch mới đưa ra phơi nắng. Đến tháng 11 âm lịch, khi trời mưa, họ gác lại công việc chính, bắt tay vào làm tượng Táo quân. "Nghề này không khó nhưng đòi hỏi kỳ công. Để tạo ra một tượng táo quân phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ. Trong đó, kỳ công nhất phải kể đến việc nhào nặn đất sét, việc này cần những người đàn ông có sức khỏe", anh Hải nói.Trong nhà ông Đức, công đoạn khó này được giao cho anh Võ Văn Cường (35 tuổi, con trai út) phụ trách. Phía sau gian nhà ba gian đã cũ, anh Cường tất bật nhào những tảng đất nhuyễn dẻo như nhồi bột làm bánh, tiếp đến là đưa đất vào khuôn và nện chặt."Chiếc khuôn được đúc tượng phải làm từ gỗ lim thì mới có độ bền lâu, chịu được những cú đập mạnh. Việc này phải làm thật dứt khoát để tượng cứng, đều, không bị vỡ. Nói nhào đất sét để làm tượng thì nghe dễ vậy, chứ để cho ra một bức tượng thành phẩm còn qua nhiều công đoạn nữa", anh Cường chia sẻ.Cạnh nhà ông Đức, chiếc lò nung tượng Táo quân của ông Võ Văn Nam (60 tuổi, em trai út ông Đức) khói bay nghi ngút. Ông Nam đang hối hả ra lò những bức tượng táo quân cuối cùng, kịp cho thương lái đến lấy.Theo người thợ lành nghề này, để tượng không bị nứt nẻ, thay vì dùng củi, người làng Địa Linh sẽ dùng vỏ trấu. Tro của lò nung sẽ được cất giữ để phục vụ việc đúc tượng. Vào mùa, người làm nghề nặn tượng phải dậy từ 3 giờ sáng để canh lò. Lửa nung phải cháy đều, không quá to cũng không được nhỏ, có vậy tượng mới không bị cong vênh, cháy sém.Tượng ông Táo sau khi rời khỏi lò nung được vợ ông Nam làm sạch lớp tro bám bên ngoài rồi đưa đi nhúng màu đỏ, cam… Cuối cùng là công đoạn trang trí tượng, đây cũng là khâu quan trọng nhất bởi đòi hỏi sự tỉ mỉ, thường con gái ông Nam đảm nhiệm.Kỳ công là vậy, nhưng mỗi bức tượng thành phẩm chỉ bán ra thị trường với giá 2.000 – 3.000 đồng. Bình quân mỗi ngày, một người làng Địa Linh làm tượng cật lực cũng chỉ kiếm được khoảng 200.000 đồng. Vì thu nhập ít ỏi nên theo thời gian nhiều gia đình không còn giữ nghề mà cha ông để lại. Nhưng với ông Nam, việc lưu giữ nghề truyền thống không chỉ vì miếng cơm manh áo mà còn là niềm tự hào lớn và sứ mệnh của thế hệ hậu bối."Những bức tượng từ làng Địa Linh được chở đi khắp nơi phục vụ dịp cúng đưa ông Táo về trời 23 tháng chạp. Không riêng người Huế và các tỉnh, thành khu vực miền Trung cũng thờ tượng ông Táo từ làng Địa Linh. Năm nay nhà tôi đã bán hơn 50.000 cái rồi, đó là điều mà chúng tôi tự hào nhất. Ở cái tuổi gần đất xa trời, tôi an lòng khi lớp trẻ cũng đang miệt mài làm tượng và thành thạo nghề"Ông Nam và những người làng Địa Linh khác không biết nghề nặn tượng táo quân ra đời từ khi nào. Họ chỉ biết rằng, qua bao thăng trầm của lịch sử và thời gian, tượng táo quân sẽ luôn hiện diện trong gia đình của người Việt...
Không chỉ là sân chơi của các tổ chức, doanh nghiệp, giải đấu còn thu hút nhiều cầu thủ quen mặt trong giới bóng đá "phủi" như Tuấn Vinh (Ta Pha Group FC), Nguyễn Hồng Kông (Huy Hoàng Mobile), Đào Duy Vương (TT FC). Nhiều nghệ sĩ cũng tham gia thi đấu như Phạm Trưởng, Châu Khải Phong.
Mỹ phẩm thực vật giúp làm đẹp bền vững hơn, còn gì nữa?
Sáng 22.2, giá vàng trong nước quay đầu giảm. Cụ thể, vàng miếng được Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC mua vào ở mức 89,4 triệu đồng, bán ra 91,7 triệu đồng, giảm 600.000 đồng so với sáng hôm qua. Các công ty kinh doanh khác như PNJ, Doji... hiện có giá bán vàng miếng ngang với Công ty SJC. Tương tự, vàng nhẫn cũng đi xuống. Chẳng hạn, vàng nhẫn 4 số 9 tại SJC loại 1 chỉ, 2 chỉ được mua vào với giá 89,4 triệu đồng, bán ra 91,73 triệu đồng, giảm 600.000 đồng. Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) cũng giảm 300.000 đồng, đưa giá mua vàng nhẫn xuống 90,1 triệu đồng, bán ra 91,7 triệu đồng...Giá vàng thế giới giảm còn 2.936,3 USD/ounce, thấp hơn hôm qua 8 USD/ounce. So với mức cao kỷ lục gần 2.955 USD/ounce cách đây 2 ngày thì kim loại quý đã giảm khoảng 20 USD. Dù vậy, giá vàng vẫn đang ở mức cao và ghi nhận mức tăng 1,7% so với đầu tuần. Vàng đi xuống chủ yếu do hoạt động bán ra chốt lời. CNBC dẫn nhận định của các nhà phân tích của Commerzbank cho rằng nhu cầu về vàng hiện được thúc đẩy chủ yếu bởi các nhà đầu tư phương Tây và các ngân hàng trung ương. Các nhà đầu tư ETF dường như đang nhảy vào thị trường theo trào lưu. Kim loại quý giữ đà tăng cao xuất phát từ nỗi lo căng thẳng thương mại từ các chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump. Trong khi đó, biên bản cuộc họp chính sách mới nhất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) công bố vào ngày 19.2 cũng cho thấy các đề xuất chính sách ban đầu của ông Trump đã làm dấy lên lo ngại về lạm phát gia tăng, củng cố lập trường của ngân hàng trung ương là tiếp tục hoãn hạ lãi suất thêm nữa. Điều này phần nào làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý nhưng chưa đủ mạnh để kéo giá đi xuống...